SƠ ĐỒ TẢI TRÊN XE NÂNG

Sơ đồ tải trên xe nâng là gì? Không giống với xe nâng tay thấp hay xe nâng tay cao, các loại xe nâng như xe nâng điện tự động. Xe nâng điện bán tự động, các loại model xe nâng dầu – xăng – gas. Xe nâng điện, xe nâng điện đứng lái, có rất nhiều thông số kỹ thuật. Mà khi những khách hàng không có kinh nghiệm nhìn vào sẽ thấy rất khó hiểu. Điều đó dẫn đến việc họ không hình dung ra được chiếc xe nâng mà mình dự tính mua sẽ như thế nào. Có phù hợp với công việc hiện tại hay không.

SƠ ĐỒ TẢI TRÊN XE NÂNG LÀ GÌ VÀ CÁCH ĐỌC NHƯ THẾ NÀO?

THÔNG SỐ TỔNG QUAN CỦA SƠ ĐỒ TẢI TRÊN XE NÂNG.

Để giúp cho các khách hàng hình dung tốt hơn khi xem các thông số. Xe nâng Hòa Phát đã tổng hợp một vài thông số kỹ thuật của xe nâng. Có ý nghĩa quan trọng, thường được nhắc đến trong catalog. Hãy cùng tìm hiểu với xe nâng Hòa Phát!
cách đọc Sơ đồ tải trên xe nâng

Các thông số kỹ thuật thường được đề cập chính của xe nâng hàng:
– Tải trọng (Load capacity). Đây là thông số cơ bản nhất mà bạn cần biết khi mua xe nâng. Tải trọng là khả năng nâng  hàng hóa tối đa của xe nâng. Ví dụ, khi bạn xem thông số có ghi tải trọng 3 tấn. Có nghĩa là xe đó nâng được hàng hóa có khối lượng tối đa là 3 tấn. Tuy nhiên, tải trọng sẽ giảm dần khi nâng lên cao, bạn nên nhớ kỹ điều này. Ngoài ra, khi bạn dùng các loại phụ kiện thì tải trọng nâng cũng bị giảm theo.

Ý NGHĨA CỦA TÂM TẢI TRONG SƠ ĐỒ TẢI TRÊN XE NÂNG:

– Trọng tâm tải (Load center). Theo (Hình 1), tâm tải được chia thành 2 loại:
+ Tâm tải (C). Là tâm tải được tính từ mặt trước của càng nâng đến trọng tâm của càng nâng. Tùy vào tải trọng của xe NSX sẽ đưa ra thông số tâm tải (C) trong catalogue.
+ Tâm tải (x). Là tâm tải được tính từ tâm trục trước của xe nâng đến mặt trước của càng nâng.

– Chiều cao nâng (Lift height). Đây là chiều cao nâng được đo từ mép trên của càng xuống mặt đất ở độ cao nâng tối đa. Như trong hình bên dưới, lift height được ký hiệu là (h3).

cách đọc Sơ đồ tải trên xe nâng

– Chiều cao nâng tự do (Free lift). Là chiều cao nâng từ mặt đất lên đến điểm cao nhất của càng nâng. Mà tại đó thanh nâng đầu tiên vẫn chưa bị nâng lên theo.

– Kiểu lái (Operator position, Type of drive, Type of operation). Có hai loại là đứng lái (stand-Type) hoặc ngồi lái (Seat-Type).

– Độ nghiêng thanh nâng (Tilt angle). Là góc đo của thanh nâng khi ở vị trí thẳng đứng với vị trí nghiêng về trước và ngả ra sau. Như hình bên dưới độ nghiêng về trước là 6 độ và ngả ra sau là 10 độ.

– Khoảng cách từ đuôi xe đến mặt càng (Length to face fork). Thông số này giúp xác định kích thước thực tế chiều dài của xe.

BÁN KÍNH QUAY LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG CẦN CHÚ Ý KHI XEM SƠ ĐỒ TẢI TRÊN XE NÂNG:

– Bán kính chuyển hướng (Turning radius). Là bán kính được tạo ra khi xe đánh hết lái và quay tròn. Nó giúp người lái canh đường và hàng hóa khi di chuyển. Như trong hình bên dưới bán kính quay được ký hiệu là (Wa).

cách đọc Sơ đồ tải trên xe nâng

– Chiều rộng đường đi cho xe quay vuông góc (Aisle width of pallets 800 x 1200 crossways (w x l)). Đây là độ rộng quay xe tối thiểu. Để xe nâng khi đang tiến hoặc lùi có thể xoay vuông góc sang hai bên trái phải. Thông số này rất quan trọng với các dòng xe nâng dùng trong kho có diện tích nhỏ như xe nâng điện đứng lái (Reach Truck). Hoặc xe điện ngồi lái ( Counter Balance). Trong hình bên dưới mũi tên đỏ là độ rộng tối thiểu để xe nâng vào góc cua có thể chuyển hướng được ( Crossways).
cách đọc Sơ đồ tải trên xe nâng

CẦN CHỌN CHÍNH XÁC XE NÂNG PHÙ HỢP VỚI ĐỊA HÌNH SỬ DỤNG KHI XEM SƠ ĐỒ TẢI TRÊN XE NÂNG:

– Khoảng sáng gầm xe (Ground dearance, center of wheelbase). Là chiều cao từ mặt đất đến gầm xe. Vị trí khoảng sáng này phải là trọng tâm của chiều dài cơ sở của xe. Bạn cần quan tâm đến thông số này để hình dung ra khả năng di chuyển qua các đoạn đường gồ ghề.

– Chiều cao xe khi thanh nâng hạ thấp nhất (Mast lowered height). Cho biết khả năng xe có thể di chuyển qua cửa ra vào được hay không.

– Chiều cao xe khi thanh nâng lên cao nhất (Mast extended height). Thông số này cho biết xe có bị chạm trần khi nâng cao tối đa hay không.

Chiều cao giá đỡ càng (Backrest height). Nếu bạn chuyển hàng hộp hoặc các hàng xếp rời thì nên chú ý đến thông số này. Nó cho biết khả năng đỡ hàng cao bao nhiêu mét của xe.

–  Độ mở càng (Fork spread): là khoảng cách lớn nhất, nhỏ nhất giữa 2 càng khi bạn đẩy ra hoặc thu vào.

– Lực kéo tối đa (Max. Drawbar Pull): Nếu bạn muốn dùng xe nâng để kéo hàng từ container ra.

CÁC TÍNH NĂNG AN TOÀN TRÊN XE NÂNG LÀ TIÊU CHÍ ĐẦU TIÊN KHI XEM SƠ ĐỒ TẢI TRÊN XE NÂNG.

– Hệ thống Tự động khóa an toàn (Operator Presence Sensing System): khi người lái rời khỏi vị trí, xe sẽ tự động khóa chức năng di chuyển, nâng hạ. Đồng thời phát ra tiếng kêu để cảnh báo nhằm phòng tránh các trường hợp tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Xe chỉ mở khóa và di chuyển trở lại khi lái xe quay lại vị trí.

–  Khả năng leo dốc (Grade ability): Khi nâng hàng hoặc không nâng hàng, xe có thể leo lên được dốc bao nhiêu độ.

–  Hệ thống chống xe trượt lùi ( Anti Roll Back System): Khi xe đang lên dốc, lái xe buông chân gia tốc mà không đạp phanh thì xe vẫn không trượt lùi. Tính năng này được trang bị hầu hết trên tất cả các dòng xe điện.

– Tốc độ di chuyển (Travel Speed): cho biết tốc độ di chuyển của xe khi nâng hàng và không nâng hàng.

Sau khi tìm hiểu các thông số kỹ thuật của xe nâng được nêu ra ở trên. Xe nâng Hòa Phát chắc chắn một điều rằng từ nay bạn sẽ không còn gặp khó khăn trong việc đọc sơ đồ tải trên xe nâng nữa rồi.

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *